Công ty cổ phần Lương thực Nam Trung Bộ

.
.

Tin tức

Xuất khẩu rau quả chế biến có thể lập kỷ lục 1,4 tỷ USD năm nay
02593830576 https://zalo.me/02593830576 https://www.facebook.com/thietkewebtinhthanh https://maps.app.goo.gl/hFYkRiTme4g1iaVe7

Xuất khẩu rau quả chế biến có thể lập kỷ lục 1,4 tỷ USD năm nay

.

Được đăng bởi admin

Được tạo vào ngày 18/09/2024 04:15
Những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam đang phát triển rất mạnh. Kéo theo đó là sự phát triển của dịch vụ kèm theo ngành du lịch. Với chiều dài bờ biển lớn, thật dễ hiểu khi các dịch vụ thể thao dưới nước trở nên phổ biến tại Việt Nam. Hãy cùng điểm qua những dịch vụ thể thao dưới nước phổ biến nhất hiện nay:

ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, dự đoán năm nay sẽ là năm kỷ lục mới cho xuất khẩu rau quả chế biến với kim ngạch có thể đạt 1,4-1,5 tỷ USD. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của nhóm này chậm hơn so với rau quả tươi, chúng vẫn đóng góp đáng kể vào việc ổn định giá cả và nâng cao giá trị hàng hóa.

"Rau quả chế biến không chỉ giúp kéo dài thời gian bảo quản mà còn tăng giá trị hàng hóa gấp 3-4 lần so với sản phẩm tươi", ông nói.

Việt Nam ký nghị định thư hôm 19/8 chính thức xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc. Theo nhận định từ các doanh nghiệp, đây sẽ là cú hích quan trọng cho xuất khẩu rau quả Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm chế biến.

Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vinamit, người có hơn 30 năm kinh nghiệm xuất khẩu trái cây sấy sang Trung Quốc, cho biết công ty đã lên kế hoạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường này ngay năm nay, tập trung vào kênh siêu thị hiện đại.

"Việc ký nghị định thư vào tháng 8 là điều kiện thuận lợi để Vinamit đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu trong quý IV. Sầu riêng đông lạnh được kỳ vọng sẽ đóng góp tích cực vào doanh thu sản phẩm chế biến của công ty", ông nói.

Nhà máy chế biến nha đam tại Ninh Thuận của GC Food. Ảnh: Linh Đan

Nhà máy chế biến nha đam tại Ninh Thuận của GC Food. Ảnh: Linh Đan

Tương tự, Công ty cổ phần Thực phẩm GC (GC Food) cũng đang tận dụng cơ hội này để mở rộng xuất khẩu các sản phẩm chế biến như thạch dừa và nha đam sang Trung Quốc.

Phó tổng giám đốc Khối Kinh doanh quốc tế của GC Food Nguyễn Diệp Pháp, cho biết đây là thị trường tiềm năng trong năm nay và nếu thuận lợi, hoạt động xuất khẩu sẽ có những bước tiến mới.

Theo số liệu từ hải quan, 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam đạt khoảng 800 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc đang có nhu cầu cao đối với trái cây sấy, thạch dừa, nước ép và đồ hộp. Trong đó, các sản phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe như sản phẩm từ dừa đã dẫn đầu với kim ngạch đạt 130 triệu USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sầu riêng tại nhà xưởng đóng gói của doanh nghiệp ở miền Tây. Ảnh: Linh Đan

Sầu riêng tại nhà xưởng đóng gói của doanh nghiệp ở miền Tây. Ảnh: Linh Đan

Nhờ kim ngạch xuất khẩu rau quả chế biến tăng, nửa đầu năm nay, giá các nông sản như dừa, xoài, chuối và mít luôn ổn định. Đặc biệt, khi sầu riêng đông lạnh của Việt Nam có được chỗ đứng tại thị trường Trung Quốc, loại trái cây này có khả năng tăng giá trị và vị thế hơn nữa.

Ngoài thị trường Trung Quốc, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng nhận định rằng rau quả chế biến đang có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu sang các thị trường thuộc khối Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Hong Kong. Các thị trường này có GDP cao và sẵn sàng chi tiêu cho các sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Do đó rau quả chế biến của Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển.

Tuy nhiên, theo ông, các biến động địa chính trị ở Trung Đông và suy thoái kinh tế ở các thị trường chính như Nhật, Hàn, và EU có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp. Đặc biệt, giá nguyên liệu cho sản phẩm chế biến đang tăng đáng kể. Để kiểm soát giá nông sản, ông Nguyên khuyến nghị các doanh nghiệp cần mở rộng vùng nguyên liệu, quản lý chất lượng từ cây giống đến sản xuất và chế biến, đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng cao.

Chính phủ và các bộ, ngành cũng cần hỗ trợ địa phương trong việc quy hoạch khu chế biến và cung cấp chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ nguồn vốn và chuyển giao công nghệ để ngành chế biến phát triển bền vững, góp phần ổn định đầu ra cho nông dân.

Sản phẩm được quan tâm

Bài viết được xem nhiều nhất

.
18/09/2024

An ninh lương thực ở Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra

An ninh lương thực là một trong những bộ phận cấu thành của an ninh kinh tế quốc gia. Vấn đề bảo đảm an ninh lương thực đang nổi lên thiết yếu khi nguồn cung và khả năng tiếp cập lương thực chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, biến động thị trường; quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở các nước đang phát triển…
.
18/09/2024

Trung Quốc chi hơn 3 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả Việt Nam trong 8 tháng đầu năm đạt gần 5 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất, chiếm trên 65% thị phần. Nước này chi gần 3,1 tỷ USD mua rau quả từ Việt Nam.
.
18/09/2024

Xuất khẩu rau quả chế biến có thể lập kỷ lục 1,4 tỷ USD năm nay

Những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam đang phát triển rất mạnh. Kéo theo đó là sự phát triển của dịch vụ kèm theo ngành du lịch. Với chiều dài bờ biển lớn, thật dễ hiểu khi các dịch vụ thể thao dưới nước trở nên phổ biến tại Việt Nam. Hãy cùng điểm qua những dịch vụ thể thao dưới nước phổ biến nhất hiện nay:
.
18/09/2024

Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi sẽ xuất chính ngạch sang Trung Quốc

Nghị định thư này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cùng Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) ký chiều 19/8, dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí Thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bộ đánh giá đây là một bước tiến quan trọng mở ra cơ hội lớn cho các sản phẩm nông sản Việt Nam, đặc biệt là sầu riêng và dừa tươi.
.
18/09/2024

Giải pháp cấp bách cho vấn đề khủng hoảng lương thực toàn cầu

Liên tiếp những con số thống kê về lạm phát giá lương thực được công bố, trong khi cảnh báo về nguy cơ xảy ra nạn đói tại nhiều quốc gia cũng liên tục được đưa ra trong những ngày qua. Thế giới liệu có phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng và chúng ta có tìm được giải pháp thực sự hiệu quả nhằm bảo đảm nguồn thức ăn nuôi sống chính bản thân mình?
.
20/09/2024

Trồng lúa bán tín chỉ carbon: Triển vọng nhưng cũng nhiều thách thức

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 1 triệu ha lúa phát thải carbon thấp, đồng thời kỳ vọng ngành lúa gạo Việt Nam sẽ mang về 2.500 tỷ đồng mỗi năm từ việc bán tín chỉ carbon…
.
20/09/2024

Việt Nam sẽ giữ vững vị thế số 1 về xuất khẩu gạo tại thị trường Philippines

Gạo của Việt Nam chiếm trên 80% tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines đạt 1,75 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2022…
.
20/09/2024

Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông lâm thủy sản Việt Nam

Trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 40,08 tỷ USD, ngược lại nhập khẩu đạt 28,28 tỷ USD. Với kết quả này, ngành nông lâm ngư nghiệp xuất siêu 11,8 tỷ USD, tăng 68,4% so với cùng kỳ năm trước…

Bài viết cùng loại