Công ty cổ phần Lương thực Nam Trung Bộ

.
.

Tin tức

Việt Nam hướng tới trở thành nhà cung ứng lương thực minh bạch, trách nhiệm, bền vững
02593830576 https://zalo.me/02593830576 https://www.facebook.com/thietkewebtinhthanh https://maps.app.goo.gl/hFYkRiTme4g1iaVe7

Việt Nam hướng tới trở thành nhà cung ứng lương thực minh bạch, trách nhiệm, bền vững

.

Được đăng bởi admin

Được tạo vào ngày 20/09/2024 03:38
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định: “Năm 2023, trong bối cảnh giá gạo liên tục tăng cao, Việt Nam vẫn duy trì xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo. Với chiến lược mới, Việt Nam hướng tới trở thành nhà cung ứng lương thực minh bạch, trách nhiệm, bền vững.

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp cao của Phái đoàn Tổng thống Philippines tới Việt Nam, ngày 29/1/2024, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines Francisco Tiu Laurel.

Cũng tại hội đàm, Bộ Nông nghiệp hai nước đã ký Bản ghi nhớ hợp tác, nhấn mạnh quyết tâm tăng cường hợp tác khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần củng cố quan hệ song phương.

VIỆT NAM LÀ ĐỐI TÁC TRỌNG YẾU ĐỂ PHILIPPINES ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC

Chia sẻ với đoàn Bộ Nông nghiệp Philippines, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin: Trong bối cảnh giá gạo liên tục tăng cao trong thời gian vừa qua, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì xuất khẩu gạo như các năm trước. Sản lượng lúa đạt 43,5 triệu tấn, tăng 1,9% và năng suất đạt 6,1 tấn/ha; xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo với giá trị 4,8 tỷ USD năm 2023. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết trong Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam xác định rõ 3 trụ cột: Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Việt Nam hướng tới việc tích hợp đa giá trị trong các sản phẩm nông nghiệp; vận dụng cách tiếp cận nhiều hơn từ ít hơn; tăng cường liên kết chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và các tổ chức nông dân; cùng với đó là phát triển kinh tế nông thôn, cộng đồng nông thôn, tạo việc làm và sinh kế mới cho cư dân nông thôn, phát triển môi trường đáng sống cho cư dân nông thôn.

“Với chiến lược mới, Việt Nam hướng tới trở thành nhà cung ứng lương thực minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Trong chỉ đạo gần đây của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng nêu rõ việc tăng cường sản xuất lúa gạo, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng cường xuất khẩu chất lượng cao, xây dựng uy tín và thương hiệu cho ngành hàng lúa gạo quốc gia".

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn cơ quan chuyên môn, đầu mối của hai bộ tích cực trao đổi thông tin, hợp tác chia sẻ ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nông sản hai nước; chia sẻ thông tin thị trường, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy cơ chế thương mại lúa gạo ổn định dài hạn. Để gắn kết chăt chẽ giữa nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp nhập khẩu gạo Philippines với người trồng lúa Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sẽ chuẩn bị vùng nguyên liệu, giới thiệu doanh nghiệp cung cấp gạo theo yêu cầu của phía Philippines.

Đánh giá cao thành tựu của ngành nông nghiệp Việt Nam, Bộ trưởng Francisco Tiu Laurel nhấn mạnh: "Philippines coi Việt Nam là đối tác trọng yếu để đảm bảo an ninh lương thực trong nước, với đến 80% lượng gạo nhập khẩu của chúng tôi đến từ Việt Nam". 

“Chúng tôi mong muốn tìm hiểu thêm cách nước bạn phát triển giống lúa chất lượng cao, thích nghi và chống chịu với các điều kiện thời tiết bất lợi như hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt, sâu bệnh. Sáng kiến “1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” của Việt Nam là sự kế thừa thành công của ngành lúa gạo nhiều năm qua. Việc Chính phủ phê duyệt Đề án, công bố rộng rãi tại Hội nghị COP 28 vừa qua đã khẳng định thương hiệu lúa gạo Việt Nam bền vững, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia”, ông Laurel nói.

Bộ trưởng Francisco Tiu Laurel cho hay Philippines muốn thúc đẩy quá trình cơ giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất, sau thu hoạch, thực hiện số hóa ngành nông nghiệp. Vì vậy, Philippines mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Việt Nam nhằm cải tiến cách thức tổ chức sản xuất ngành hàng lúa gạo, quá trình sau thu hoạch. Philippines mong muốn cùng Việt Nam tiến tới thành lập Đối tác đầu tư ngành hàng lúa gạo”, ông Laurel bày tỏ.

Ông Cao Đức Phát, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) cho rằng nền nông nghiệp Việt Nam - Philippines không cạnh tranh mà bổ trợ lẫn nhau. Do đó, kiến nghị hai Bộ trưởng chỉ đạo các cơ quan thuộc Bộ hợp tác với tinh thần chân thành, cởi mở, chặt chẽ nhất, hướng tới sự thịnh vượng chung.

HỢP TÁC VỀ THÚ Y VÀ THỦY SẢN

Tại hội đàm, Bộ trưởng Francisco Tiu Laurel cũng đề xuất hai bên có thể hợp tác trong nhiều lĩnh vực như thủy sản, chăn nuôi, sản xuất lúa gạo. Về công tác thú y, Philippines muốn học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong việc ứng phó với bệnh dịch tả lợn châu Phi và đánh giá cao việc Việt Nam sản xuất được vaccine dịch tả lợn châu Phi.

Đối với hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi thú y, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị hai bên phối hợp, hợp tác trong chăn nuôi và sản xuất chế biến thịt gà, công nhận lẫn nhau về hoạt động phân tích, thử nghiệm khi tiến hành xuất nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi.

Bên cạnh đó, hai bên tích cực hợp tác trong việc đào tạo, tập huấn các cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn liên quan tới ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu. Hai bên sẽ cử chuyên gia về giống tham gia các chương trình nghiên cứu chung.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng mong muốn Philippines sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam nhằm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Dựa trên cơ sở Bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về hợp tác nghề cá, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Bộ Nông nghiệp Philippines sớm chỉ đạo Cơ quan chuyên môn có ý kiến phản hồi về việc ký Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng (hotline), tăng cường công tác quản lý IUU.

Là quốc gia gỡ “thẻ vàng” IUU trong chưa đầy một năm, Bộ trưởng Francisco Tiu Laurel đồng ý sẽ chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam; đồng thời nhấn mạnh việc gỡ thẻ vàng IUU là trách nhiệm chung để xây dựng hình ảnh nền thủy sản ASEAN bền vững. 

Việt Nam hướng tới trở thành nhà cung ứng lương thực minh bạch, trách nhiệm, bền vững - Ảnh 1

Nhằm thúc đẩy hợp tác nông, lâm, ngư nghiệp xứng tầm với tiềm năng của hai nước, hai Bộ trưởng đã ký Bản ghi nhớ giữa Việt Nam - Philippines. Bản ghi nhớ nhấn mạnh quyết tâm tăng cường hợp tác khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp. 

Theo đó, các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp hai nước sẽ khuyến khích, tạo điều kiện và thúc đẩy hợp tác nông nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất cây trồng, vật nuôi (bao gồm cả sữa) và nuôi trồng thủy sản có giá trị cao; cơ sở sau thu hoạch và chế biến thực phẩm; kiểm soát chất lượng lương thực, thực phẩm; quản lý trang trại và tính bền vững; sức khỏe và dinh dưỡng động vật; chỉ dẫn địa lý; thúc đẩy đầu tư và thương mại nông nghiệp giữa các công ty thương mại hai nước…

 

Sản phẩm được quan tâm

Bài viết được xem nhiều nhất

.
18/09/2024

An ninh lương thực ở Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra

An ninh lương thực là một trong những bộ phận cấu thành của an ninh kinh tế quốc gia. Vấn đề bảo đảm an ninh lương thực đang nổi lên thiết yếu khi nguồn cung và khả năng tiếp cập lương thực chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, biến động thị trường; quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở các nước đang phát triển…
.
18/09/2024

Trung Quốc chi hơn 3 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả Việt Nam trong 8 tháng đầu năm đạt gần 5 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất, chiếm trên 65% thị phần. Nước này chi gần 3,1 tỷ USD mua rau quả từ Việt Nam.
.
18/09/2024

Xuất khẩu rau quả chế biến có thể lập kỷ lục 1,4 tỷ USD năm nay

Những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam đang phát triển rất mạnh. Kéo theo đó là sự phát triển của dịch vụ kèm theo ngành du lịch. Với chiều dài bờ biển lớn, thật dễ hiểu khi các dịch vụ thể thao dưới nước trở nên phổ biến tại Việt Nam. Hãy cùng điểm qua những dịch vụ thể thao dưới nước phổ biến nhất hiện nay:
.
18/09/2024

Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi sẽ xuất chính ngạch sang Trung Quốc

Nghị định thư này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cùng Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) ký chiều 19/8, dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí Thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bộ đánh giá đây là một bước tiến quan trọng mở ra cơ hội lớn cho các sản phẩm nông sản Việt Nam, đặc biệt là sầu riêng và dừa tươi.
.
18/09/2024

Giải pháp cấp bách cho vấn đề khủng hoảng lương thực toàn cầu

Liên tiếp những con số thống kê về lạm phát giá lương thực được công bố, trong khi cảnh báo về nguy cơ xảy ra nạn đói tại nhiều quốc gia cũng liên tục được đưa ra trong những ngày qua. Thế giới liệu có phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng và chúng ta có tìm được giải pháp thực sự hiệu quả nhằm bảo đảm nguồn thức ăn nuôi sống chính bản thân mình?
.
20/09/2024

Trồng lúa bán tín chỉ carbon: Triển vọng nhưng cũng nhiều thách thức

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 1 triệu ha lúa phát thải carbon thấp, đồng thời kỳ vọng ngành lúa gạo Việt Nam sẽ mang về 2.500 tỷ đồng mỗi năm từ việc bán tín chỉ carbon…
.
20/09/2024

Việt Nam sẽ giữ vững vị thế số 1 về xuất khẩu gạo tại thị trường Philippines

Gạo của Việt Nam chiếm trên 80% tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines đạt 1,75 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2022…
.
20/09/2024

Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông lâm thủy sản Việt Nam

Trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 40,08 tỷ USD, ngược lại nhập khẩu đạt 28,28 tỷ USD. Với kết quả này, ngành nông lâm ngư nghiệp xuất siêu 11,8 tỷ USD, tăng 68,4% so với cùng kỳ năm trước…

Bài viết cùng loại